Phụ kiện làm từ kính mờ

Để ngôi nhà mang không khí cổ điển của thập niên 70, bạn có thể kết hợp các phụ kiện được làm từ kính mờ với đồ nội thất có đường cong mềm mại và bảng màu tông đất.

Kính mờ là chất liệu chủ đạo trong phong cách thiết kế của thập niên 70. Ảnh minh họa: Katri Kapanen.

 

Kính mờ là chất liệu chủ đạo trong phong cách thiết kế của thập niên 70. Ảnh minh họa: Katri Kapanen.

Phong cách thiết kế của thập niên 70 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội thất ngày nay. Bên cạnh những chiếc sofa cong và quả bóng disco trang trí, các loại vật liệu và lớp hoàn thiện nổi bật trong giai đoạn này cũng được nhiều người ưa chuộng.

Đứng đầu danh sách các xu hướng thiết kế là kính mờ. Loại kính này phù hợp với đa số không gian và phong cách, từ tối giản, hiện đại đến cổ điển và mộc mạc.

Dưới đây, Better Homes & Gardens gợi ý thêm những cách giúp bạn bắt kịp xu hướng này.

Kính mờ là gì

Vẻ ngoài mờ ảo của loại kính này được tạo thành từ các lớp cặn khói sinh ra trong quá trình chế tạo thủy tinh. Theo Domino, các tấm kính được hun trên lửa cho đến khi lớp cặn khói tạo ra mức độ mờ mong muốn.

Nếu được làm thủ công, mặt kính sẽ có những hoa văn và đường nét độc đáo. Ngoài màu đen, kính mờ còn có nhiều màu sắc khác, chẳng hạn như xám nhạt và nâu hổ phách ấm áp.

noi that anh 1
Kính mờ được sử dụng làm vách ngăn và gương trong phòng tắm. Ảnh minh họa: Kritsada Panichgul.

Trước đó, kính mờ thường được sử dụng như vách ngăn phòng, đặc biệt là trong phòng tắm. Thiết kế này mang đến sự riêng tư cho không gian, đồng thời giúp phòng tắm nhỏ tiết kiệm diện tích.

Khi phong cách thập niên 70 quay trở lại, chất liệu này được sử dụng rộng rãi cho nhiều món đồ trang trí, nhưng phổ biến nhất là bình hoa và ly, cốc thủy tinh.

Jen DeRose, nhà thiết kế tại hãng nội thất Perigold (Mỹ) lý giải rằng những món phụ kiện được ưa chuộng bởi người dùng không cần tốn nhiều thời gian, công sức lau chùi như vách ngăn phòng tắm hoặc mặt tủ được làm từ kính mờ.

Cách ứng dụng

Để bắt kịp xu hướng này, bạn có thể bắt đầu với những món nội thất, đồ trang trí nhỏ nhắn. DeRose gợi ý bạn có thể trưng bày một bộ sưu tập các lọ, bình thủy tinh. Các lớp thủy tinh chồng lên nhau sẽ nâng cao tính thẩm mỹ. Thêm đó, bạn có thể kết hợp với ánh nến để tạo hiệu ứng giữa ánh sáng và bóng tối.

Nếu muốn đưa xu hướng này lên một tầm cao mới, DeRose cho rằng bạn nên bổ sung các đồ nội thất khác cũng theo phong cách thập niên 70, ví dụ như thảm xù xì, ghế lounge, đồng thời chọn các màu sắc như nâu, gỉ sắt và màu kem.

Ngoài ra, kính mờ cũng kết hợp hài hòa với các vật liệu tương phản, chẳng hạn như đá vôi màu đất, đồng sẫm màu và gỗ có rãnh.

noi that anh 2
Các loại ly, bình hoa bằng kính mờ được ưa chuộng hơn cả. Ảnh minh họa: Perigold.

Để kính hun khói trở thành điểm nhấn nổi bật trong phòng, bạn cần tạo được sự cân bằng, hài hòa. DeRose cho biết cô thường cắm cỏ bông lau khô tự nhiên trong một chiếc bình màu xám khói, hoặc kết hợp đèn chùm bằng thủy tinh mờ với chiếc bàn gỗ óc chó.

Nếu muốn tạo cảm giác nhẹ nhàng, bạn có thể chọn ly màu nâu cà phê espresso thay vì những chiếc ly có tông màu tối hơn.

noi that anh 3
Kính đen mờ phù hợp với không gian tối giản, hiện đại. Ảnh minh họa: Archi products.

Màu sắc của kính mờ cũng đã thay đổi để phù hợp với gu thẩm mỹ hiện đại. Theo House Digest, những người yêu thích phong cách chiết trung của thập niên 1970 thường chọn các phụ kiện có tông màu nâu hoặc hổ phách.

Trong khi đó, chủ nhà theo phong cách hiện đại ngày nay lại ưa chuộng loại kính đen mờ. Để tạo cảm giác sang trọng nhưng không quá bóng bẩy, họ thường kết hợp loại kính này với các phụ kiện và đồ đạc được làm từ crôm màu trắng.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.